Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Đông Bắc gắn với Hội thảo chè Shan tuyết Hà Giang

Ngày 27/10, tỉnh Hà Giang phối hợp Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực đông bắc với các doanh nghiệp xuất khẩu gắn với Hội thảo chè Shan tuyết Hà Giang.

Description: https://baohagiang.vn/file/4028eaa4679b32c401679c0c74382a7e/102023/1_20231027174111.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Hà Giang và các tỉnh trong khu vực Đông Bắc kết nối giao thương, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá trong vùng. Đồng thời, tạo cơ hội cho người trồng chè gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về sản xuất, chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần quảng bá thương hiệu chè Shan tuyết Hà Giang. Tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Đông Bắc gắn với hội thảo trà Shan tuyết Hà Giang. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, hợp tác xã của các tỉnh trong khu vực Đông Bắc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, tiềm năng xuất khẩu đến các đối tác. Đồng thời đây cũng là dịp để các bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm, ủng hộ tỉnh Hà Giang và các tỉnh khu vực Đông Bắc trong công tác kết nối, đưa các sản phẩm chủ lực ra chiếm lĩnh thị trường. Là dịp để các chuyên gia, các nhà phân phối lĩnh vực chè đóng góp ý kiến và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, để sản phẩm chè Shan tuyết Hà Giang phát triển bền vững, nâng cao vị thế, uy tín trên thị trường.

Description: https://baohagiang.vn/file/4028eaa4679b32c401679c0c74382a7e/102023/2_20231027174139.jpg

                                                               Các đại biểu dự hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Gia Long đánh giá vùng Đông Bắc bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ kết nối giao thương với Trung Quốc và ASEAN. Vì vậy, việc hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong và ngoài nước là việc làm hết sức quan trọng. Về phía tỉnh Hà Giang, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa và tổ chức triển khai đa dạng các hoạt động xúc tiến kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, mở rộng cả kênh phân phối truyền thống và hiện đại, củng cố và phát triển thị trường trong nước, tập trung đẩy mạnh xuất khẩu.

Description: https://baohagiang.vn/file/4028eaa4679b32c401679c0c74382a7e/102023/11_20231027174649.jpg

Các đại biểu chứng kiến ký kết tiêu thụ chè giữa doanh nghiệp Hà Giang với phía Trung Quốc.

Đối với cây chè, khu vực Đông Bắc là vùng có diện tích chè lớn nhất của cả nước với tổng diện tích trên 71.000ha. năng xuất ước đạt 500.000 tấn chè búp tươi mỗi năm. Cây chè không chỉ là cây xóa đói cho người nông dân, đồng thời còn chứa đựng nhiều nét văn hóa, là sản phẩm thúc đẩy du lịch, dịch vụ và xuất khẩu phát triển. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy hiệu quả cây chè, đặc biệt là cây chè shan tuyết mang lại chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Nguyên nhân của những yếu tố này ngoài việc tập quán canh tác, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ thì việc kết nối, chế biến sâu và liên kết trong tiêu thụ sản phẩm chè cũng chưa đạt hiệu quả cao.

Cũng tại Hội nghị lần này, đại diện các doanh nghiệp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, daonh nghiệp, HTX, các nhà khoa học đại diện cho Bộ NN&PTNT cũng như chính quyền các địa phương trong khu vực đã đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy kết nối cung cầu cũng như bàn giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm chè Shan tuyết. Trong đó việc liên kết 5 năm, đẩy mạnh chế biến sâu gắn với tăng cường quảng bá, tiêu thụ sản phẩm là những yếu tố then chốt nhất để các địa phương phát triển.

Tại Hội nghị, 3 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chè của các tỉnh khu vực Đông Bắc đã ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu chè với các doanh nghiệp đến từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc./.

 

Tin liên quan