Tập huấn “ Thời cơ và thách thức của các Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khi Việt Nam tham gia hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP”

Hiệp định Hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương là một Hiệp định Thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hiệp định lúc đầu do 4 nước tham gia khởi xướng gồm Brunei, Chile, New Zealand và Singapore (còn gọi là P4), được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006.

 Khác với các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác, Hiệp định Thương mại song phương (BTA), Hiệp định Thương mại tự do khu vực ASEAN (AFTA) hay cam kết WTO, ảnh hưởng của TPP rộng hơn cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đặc biệt là đầu tư và sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó còn các đàm phán phi thương mại như mua sắm chính phủ, môi trường lao động, công đoàn, các hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy ảnh hưởng của việc ký kết hiệp định này đến môi trường kinh doanh và môi trường lao động ở các quốc gia tham gia là rất lớn.

Xét riêng trên lĩnh vực thương mại hàng hóa, nếu tham gia TPP, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia này và ngược lại đều được hưởng mức thuế suất bằng 0%. Trong khi đó các BTA, FTA và WTO chỉ có ý nghĩa mở cửa thị trường và cắt giảm thuế. Nhiều FTA với các quốc gia còn giảm thuế không đáng kể cho hàng hóa Việt Nam.

Hơn thế nữa, trong số 8 quốc gia đã và đang đàm phán TPP, Mỹ là đối tác xuất khẩu rất quan trọng của Việt Nam và hiện tại nước ta đang xuất siêu sang thị trường Mỹ. Mặc dù đã có BTA với Mỹ nhưng phía Mỹ hiện vẫn chưa cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) như 99 quốc gia khác. Bên cạnh đó, hàng hóa Việt Nam càng xuất nhiều vào Mỹ thì càng đối diện với nguy cơ chống bán phá giá. Do vậy, nếu là thành viên của TPP, cơ hội của hàng hóa Việt Nam vào Mỹ sẽ rộng cửa hơn nữa với các ưu đãi tối đa.

Mặt khác, việc mở cửa thương mại hầu như hoàn toàn của TPP, tương tự như WTO trước đây sẽ có tác động lớn đến thị trường và doanh nghiệp trong nước, sức ép cạnh tranh hàng hóa nâng lên một mức cao hơn, đồng thời với các yêu cầu minh bạch về thị trường, về quyền sở hữu trí tuệ, các điều kiện thu hút đầu tư, thu hút công nghệ cao, quyền đàm phán của người lao động với chủ lao động.

          Nắm bắt tình hình trên ngày 30/8/2017 thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh, Sở Công Thương đã tổ chức lớp tập huấn “Thời cơ và thách thức của các Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khi Việt Nam tham gia hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP”, tới tham dự lớp tập huấn có hơn 90 học viện tại các phòng kinh tế hạ tầng huyện, thành phố, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

          Tại lớp tập huấn các học viên được Giảng viên PGD.TS Phạm Tất Thắng, nguyên phó Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại - Bộ Cương Thương giới thiệu những nội dung chính của buổi tập huấn về hiệp định đối tác Thái Bình Dương TPP và phân tích thời cơ, thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hiệp định TPP, đồng thời thôn tin đến các doanh nghiệp tình hình đàm phán TPP của Việt Nam với các nước tham gia hiệp định.

          Sau buổi tập huấn có rất nhiều đơn vị đưa ra những câu hỏi thắc mắc cần giải đáp ví dụ như: Khả năng tác động đến kinh tế Việt Nam nếu TPP được ký kết là gì? Việt Nam nói chung và các Doanh nghiệp nói riêng cần làm gì để tận dụng cơ hội và hạn chế tác động tiêu cực do TPP mang lại….Nội dung của buổi tập huấn rất phong phú giúp cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có nhiều ý tưởng, chiến lược để phát triển doanh nghiệp của mình trong tương lại.

                                                                                                                                Đào Thị Phương Nga

Tin liên quan